Mèo Sokoke – Cách nuôi, giá bán, nguồn gốc và đặc điểm
Mèo Sokoke là loài mèo rừng tự nhiên có ngoại hình khá giống với mèo ta hiện nay. Việc nuôi một chú mèo Sokoke không chỉ đơn giản là cung cấp thức ăn và nước uống. Để chúng phát triển khỏe mạnh, chủ nuôi cần phải bỏ ra nhiều thời gian để chăm sóc và tìm hiểu cách chăm sóc đúng hướng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi mèo Sokoke phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc.
Giới thiệu
Mèo Sokoke, còn được biết đến với tên gọi Mèo rừng Sokoke hay Mèo lông ngắn châu Phi. Chúng là một giống mèo tự nhiên phát triển và được công nhận là một loài từ cuối những năm 1970. Loài mèo này được phát hiện từ vùng đất hoang dã Khadzonzo ở miền đông, bắt nguồn từ Rừng quốc gia Arabuko Sokoke.
Ngoại hình
Sokoke có kích thước tổng thể trung bình, dài và gầy giống mèo ta. Cơ thể chúng có dáng đi kiễng chân độc đáo, một phần là do khuỷu thẳng hơn và chân sau dài hơn chân trước. Đầu của Sokoke tương đối nhỏ, đôi tai của chúng dài giống với hầu hết các loại mèo rừng khác.
Đôi mắt của Sokoke thường có màu hổ phách đến xanh lục nhạt, tạo nên vẻ ngoài quyến rũ và hấp dẫn. Bộ lông của mèo Sokoke ngắn, thô nhưng bóng, không có lớp lông lót. Mèo Sokoke thường có bộ lông mướp đốm (đốm lớn) có màu nâu, trông tương tự như mèo Bengal và mèo Ocicat.
Xem thêm Cách nuôi mèo Pixie-bob cho người mới bắt đầu
Tính cách
Mèo Sokoke thể hiện tình cảm với chủ nhân bằng cách đi theo quanh nhà, nhưng chúng không thích tìm kiếm sự chú ý hoặc được ôm ấp trong lòng. Sokoke rất thích giao tiếp và có thể tâm sự, nói chuyện với bạn trong nhiều giờ liền. Chúng cũng được gọi là người bạn tâm giao và tri kỉ của những chủ nuôi.
Mèo Sokoke là một giống mèo năng động, luôn tỉnh táo và không ngại sử dụng răng nanh nếu bị đe dọa. Tuy nhiên, chúng lại có thể hòa mình với các vật nuôi và trẻ em trong gia đình.
Giống mèo này rất thích thú với các hoạt động và không thích bị bỏ lại một mình trong thời gian dài. Chúng có xu hướng đánh dấu, bảo vệ lãnh thổ như một số giống chó.
Thức ăn
Thức ăn khô chứa đủ dinh dưỡng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mèo Sokoke. Bạn nên chọn thức ăn có chất béo và protein từ các nguồn tự nhiên như thịt gà, cá, hay cá hồi. Hãy chọn thức ăn chứa các thành phần hữu cơ và không chứa phẩm màu và hương liệu nhân tạo.
Một số chủ nuôi mèo Sokoke ưa thích cho mèo ăn thức ăn tự nhiên như thịt tươi, cá sống,… Tuy nhiên, nếu bạn muốn áp dụng chế độ dinh dưỡng tự nhiên cho mèo, hãy thảo luận với bác sĩ thú y trước. Đặc biệt, bạn nên chú ý thay và thêm nước hàng ngày để mèo có thể uống khi khát.
Mỗi ngày, bạn nên cho mèo ăn từ 3 đến 4 lần. Vì mèo Sokoke cũng được xếp vào loài mèo thường xuyên hoạt động nên tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài những bữa ăn chính, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm các bữa phụ bằng súp thưởng hoặc pate,…
Vệ sinh
Tương tự như mèo Tiffany mèo Sokoke ít khi bị rụng lông nên bạn không cần phải chải lông cho chúng quá nhiều. Mỗi tuần, bạn chỉ cần chải lông cho chúng một lần là đủ để loại bỏ lông chết và duy trì lớp lông mướp đốm đẹp mắt của chúng.
Mèo Sokoke ít sợ nước và có thể bơi, do đó bạn sẽ dễ dàng mang chúng đi tắm khi cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên tắm cho mèo quá thường xuyên mà chỉ khi lớp lông bẩn hoặc có mùi khó chịu.
Bạn hãy thường xuyên vệ sinh các vùng nhạy cảm như tai, mắt, mũi, miệng để tránh bụi bẩn bám vào và giúp phòng ngừa nhiễm trùng. Bạn nên kiểm tra bàn chân của mèo Sokoke để phát hiện các vết cắt, bầm tím hoặc dấu hiệu bất thường khác. Nếu thấy có vấn đề, hãy thăm khám bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Huấn luyện
Sen hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh là an toàn và không gây căng thẳng cho mèo. Bạn phải khiến boss cảm thấy đây là thời gian vui vẻ chơi đùa cùng chủ nhân chứ không phải là một buổi tập luyện. Khi các bé làm đúng mệnh lệnh của bạn, hãy sử dụng các loại súp hoặc đồ chơi để khích lệ nhé!
Các loài vật có thể sống chung
Mèo Sokoke được đánh giá là giàu tình cảm, rất quấn chủ và có thể nuôi trong nhà với trẻ nhỏ. Chúng cũng dễ chấp nhận những “người bạn mới” nếu sen cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Khi lớn, thời gian ban đầu tiếp xúc sẽ khiến các bé cảm thấy không an toàn nhưng hoàn toàn có thể làm quen được bạn.
Sinh sản
Mèo Sokoke có thể thay đổi hành vi, trở nên hoặc quấn quýt hơn là một tín hiệu khi chúng động dục. Mèo Sokoke có thể phát ra những âm thanh khác thường, như kêu “ngao ngao”âm thanh to. Khi sắp sinh, các bé cũng như nhiều giống mèo khác là sẽ tìm kiếm nơi ẩn náu và thoải mái để tạo tổ cho quá trình sinh sản.
Chăm sóc thú y
Mèo Sokoke hoạt động tốt nhất trong môi trường được kiểm soát, có nghĩa là nơi chúng có thể an toàn và thoải mái. Tránh để mèo Sokoke đi ra ngoài quá nhiều, đặc biệt trong khu vực có nhiều nguy cơ gặp bệnh. Khi mới mua mèo về, bạn cũng nên đem chúng đi tiêm phòng, nhất là mũi phòng bệnh dại.
Mèo Sokoke không thích ở nhiệt độ quá lạnh trong thời gian dài. Đảm bảo rằng môi trường sống của chúng có nhiệt độ ấm áp và thoải mái. Trong mùa đông, bạn hãy cung cấp cho chúng nơi ấm cúng để sống và tránh nguy cơ mắc bệnh khi nhiệt độ quá lạnh.
Câu hỏi thường gặp
Giá một chú mèo Sokoke có thể dao động từ 23 đến 46 triệu đồng. Tuy nhiên, giá của mèo cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, giống cha mẹ, chất lượng,… Phân khúc giá thấp nhất chính là khoảng 23 triệu, được cung cấp giấy tờ cần thiết.
Mèo Sokoke có thể bắt đầu sinh sản khi khoảng tám đến mười tháng tuổi. Thông thường, con đực sẽ giúp nuôi nấng những chú mèo con, chui vào ổ với chúng. Nếu để cùng nhau, mèo mẹ thường sẽ đợi một tháng để cai sữa cho mèo con của mình. Các nhà lai tạo cho biết loài mèo này sinh một đến hai lứa mỗi năm.
Kết luận: Như vậy ở trên là Mèo Sokoke – Cách nuôi, giá bán, nguồn gốc và đặc điểm. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Vuongquocdongvat.com