Chó Eurasier – Cách nuôi, giá bán, nguồn gốc và đặc điểm
Đối với những người đam mê và yêu thương loài vật, nuôi chó là một trải nghiệm vô cùng đáng giá. Tuy nhiên, việc chăm sóc một chú chó Eurasier cần sự tận tâm, kiên nhẫn và hiểu biết để chúng phát triển tốt nhất. Bạn đừng lo lắng cách nuôi chó Eurasier khó khăn và tốn kém. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho chủ nuôi những thắc mắc và cách nuôi chó chi tiết nhất.
Giới thiệu
Chó Eurasier hay còn được gọi là Eurasian, là một thành tựu đáng tự hào của Julius Wipfel. Ông đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo giống chó mới từ hai loài là chó Chow Chow và sói Đức. Kết quả của công việc này là sự ra đời của một giống chó mới vào năm 1960 với tên gọi ban đầu là Wolf-Chow.
Đến năm 1973, Liên minh nghiên cứu chó quốc tế đã chính thức công nhận Eurasier là một giống chó riêng biệt. Từ đó, những chú chó Eurasier ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ ở quê hương Đức mà còn trên toàn thế giới.
Ngoại hình
Chó Eurasier có ngoại hình trung bình với kích thước phù hợp cho một chú chó vừa làm cảnh sát, vừa làm thú cưng. Chó đực trưởng thành có chiều cao từ 52 đến 60 cm và cân nặng khoảng từ 23 đến 32 kg. Trong khi đó, chó cái Eurasier nhỏ hơn với chiều cao từ 48 đến 56 cm và cân nặng từ 18 đến 26 kg.
Phần đầu của chó Eurasier có hình nêm và khá rộng, khuôn mặt của có những nếp nhăn rõ ràng. Tai của chó có hình tam giác vừa phải, hơi tròn ở chóp vành tai và thường dựng thẳng, hướng về phía trước. Đôi mắt của Eurasier có hình hạnh nhân và thường có màu tối, viền mắt thường màu đen. Chúng có rất nhiều màu lông khác nhau tùy theo loài được lai tạo.
Tính cách
Chó Eurasier được đánh giá là một giống chó trung thành và tận tụy với chủ. Chúng có tính cách rất đáng yêu và thông minh. Eurasier luôn tỏ ra nhạy bén và chú ý quan sát mọi việc diễn ra xung quanh. Loài chó này thường rất thân thiện với trẻ em và các động vật khác trong gia đình. Khi gặp người lạ, thay vì bày tỏ sự lo sợ hay hung hăng, chúng thường giữ thái độ cảnh giác một cách âm thầm.
Xem thêm Chó sục Pit Bull Mỹ – Cách nuôi và chăm sóc
Thức ăn
Eurasier có xu hướng ăn nhạt, trong khi những chú khác lại rất kén ăn. Vì chó Eurasier thường ăn ít, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo chúng được cung cấp đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết. Thay vì cho chúng ăn một bữa lớn, chủ nuôi nên chia thành 2-3 bữa nhỏ và định kỳ hằng ngày.
Việc đổi thực đơn liên tục cũng là một cách tốt để kích thích vị giác cho chó Eurasier. Bạn có thể thêm các loại thức ăn khác nhau vào khẩu phần của chúng, bao gồm thịt tươi, cơm, rau củ. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thức ăn cho chó có thể giúp chúng ăn ngon hơn.
Đồ dùng và dụng cụ cần thiết
Bạn hãy sắm cho chó Eurasier hai bát riêng biệt để đựng nước và thức ăn. Lồng là nơi chó Eurasier có thể cảm thấy an toàn và thoải mái khi bạn không có thời gian hoặc trong trường hợp đi du lịch. Bạn nên chọn loại lồng có kích thước phù hợp vì chúng có thể nghịch ngợm ngay bên trong lồng.
Đồ chơi là một phần quan trọng trong cuộc sống của chó Eurasier. Chúng giúp giải tỏa cảm xúc, giữ cho chó không bị buồn chán và tăng cường sự phát triển trí tuệ. Đặc biệt nếu muốn mang ra đường, bạn hãy mua thêm rọ mõm và dây xích để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh
Vệ sinh cho chó Eurasier là một quá trình khá dễ dàng và không đòi hỏi nhiều công sức. Tuy bộ lông dày và dài của chó này ít rụng, nhưng việc chải lông đều đặn 1-2 lần/tuần là rất cần thiết. Chó Eurasier tự nhiên rất sạch sẽ và ít có mùi hôi nên bạn cũng không cần tắm cho chúng quá thường xuyên. Thay vào đó, bạn nên vệ sinh tai và răng cho chúng thật cẩn thận.
Tìm hiểu thêm Chó săn gấu mèo Anh Quốc- Cách nuôi và chăm sóc
Huấn luyện
- Tránh sử dụng phương pháp huấn luyện khắc nghiệt, vì chó Eurasier không thích bị đối xử tàn bạo.
- Sử dụng các phương pháp tích cực như clicker training, luyện tập bằng cử chỉ và giọng nói để hướng dẫn chó.
- Chó Eurasier cần một người chủ kiên nhẫn, nhẹ nhàng và tôn trọng. Vậy nên sen đừng gây áp lực quá cho các boss nhé!
Sinh sản
Khoảng thời gian mang thai của chó Eurasier thường kéo dài khoảng 63 ngày hoặc hơn thế nữa. Khi đến lúc sinh con, chó cái Eurasier sẽ tìm một nơi ấm áp, yên tĩnh và thoải mái để sinh. Quá trình sinh con diễn ra tự nhiên, chó cái thường sẽ chủ động làm sạch bầy con sau khi chúng ra đời. Việc của các sen là cung cấp thức ăn, nước uống,… đầy đủ cho các boss
Chăm sóc thú y
Vì quá trình lai tạo, chó Eurasier có thể mắc một số bệnh di truyền như trật bánh xương chè, rối loạn tuyến giáp, loạn sản khuỷu tay và các vấn đề về mắt. Điển hình của các bệnh về xương khớp chính là chó bỏ ăn, chán chường, ít hoạt bát và có dáng đi khập khiễng bất bình thường. Chủ nuôi cần cho chúng đi khám, thường trong trường hợp này cần phải có các cuộc tiểu phẫu để chỉnh xương. Các bệnh về mắt bác sĩ thú y sẽ cho bạn thuốc và hãy làm vệ sinh cho cún yêu thường xuyên.
Để giảm thiểu khả năng mắc bệnh, bạn nên kiểm tra giống trước khi phối hoặc nguồn gốc cha mẹ của cún con. Trong quá trình nuôi, bạn nên chú ý đến sức khỏe và đưa chúng đến bác sĩ thú y định kỳ. Ngoài ra, giống bất cứu vật nuôi nào khác, bạn hãy đưa Eurasier đi tiêm phòng đầy đủ.
Nên đọc Chó cocker Mỹ – Cách nuôi và chăm sóc
Câu hỏi thường gặp
Giá một chú chó Eurasier khá cao do chúng được đánh giá cao về sức khỏe và chất lượng di truyền. Trung bình, một chú chó Eurasier nhập ngoại có giá từ 46 đến 57 triệu đồng. Những con chó có màu sắc hiếm thường có giá trị cao hơn. Khi mua, bạn nên chọn những con từ 2 tháng tuổi trở lên có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc cũng như tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Eurasier thường có tính cách hiền lành và thân thiện với những động vật khác trong gia đình. Với sự quan tâm và giám sát từ chủ nuôi, chó Eurasier có thể sống hòa thuận và gắn bó với nhiều loài vật như mèo, các loài chó khác và cả trẻ nhỏ.
Kết luận: Như vậy ở trên là Chó Eurasier – Cách nuôi, giá bán, nguồn gốc và đặc điểm. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Vuongquocdongvat.com