Cách nuôi

Cách nuôi mèo Kinkalow đúng kỹ thuật cho người mới

Bạn quan tâm đến Cách nuôi mèo Kinkalow đúng kỹ thuật cho người mới vậy hãy cùng Vuongquocdongvat.com tham khảo bài viết sau nhé!!

Dành cho những người mới bước chân vào thế giới yêu thú cưng, việc nuôi dưỡng một chú mèo nhỏ là một hành trình đầy thú vị. Nếu bạn đã nghe đến tên của chú mèo Kinkalow, chắc chắn bạn sẽ phải mê đắm vẻ đẹp và tính cách dễ thương của loài mèo này. Vậy nên, chúng được điểm danh là người bạn đồng hành của con người. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn tìm hiểu cách nuôi mèo Kinkalow đúng kỹ thuật.

Nguồn gốc

Vào giữa những năm 1990, một người phụ nữ tại Hoa Kỳ mang tên Terri Harris đã thực hiện một cuộc thử nghiệm nhân giống. Terri Harris yêu thích hai loài mèo đặc biệt là Munchkin với đặc điểm bàn chân ngắn và American Curl với đôi tai cong độc đáo. Terri Harris đã quyết định lai tạo hai loài mèo này để tạo ra một giống mèo hoàn toàn mới mang tên Kinkalow.

mèo Kinkalow

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, mèo Kinkalow đã được Hiệp hội Quốc tế Cát (TICA) và Hiệp hội TDCA công nhận chính thức là một giống mèo độc lập. Từ đó, chúng đã thu hút sự chú ý và yêu thích của nhiều người yêu thú cưng trên khắp thế giới.

Ngoại hình

Đặc điểm nổi bật nhất của mèo Kinkalow chính là cặp chân ngắn thừa hưởng từ mèo Munchkin. Mặc dù có bàn chân ngắn, chúng lại khá linh hoạt và nhanh nhẹn, không thua kém bất kỳ loài mèo chân dài nào. Về kích thước, mèo Kinkalow cao khoảng 18-20 cm và có trọng lượng từ 1,4 đến 3,2 kg.

mèo Kinkalow

Mèo Kinkalow thuộc hạng mèo nhỏ, có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với nhiều giống khác. Một đặc điểm thú vị nữa là chiếc đuôi của các boss thường dài hơn so với cơ thể, vậy nên bị gọi là “mèo lùn”. Kinkalow còn thừa hưởng đôi tai xoắn đáng yêu từ mèo American Curl. Điều thú vị là khi mới sinh, tai của chúng vẫn thẳng và từ 2-3 tuần sau khi sinh ra, những “lọn tóc” mới bắt đầu phát triển.

Tính cách

Các boss thường tỏ ra rất thân thiện và thích tương tác với con người. Mèo Kinkalow có xu hướng quanh quẩn xung quanh nhà, luôn tìm cách thu hút sự chú ý của sen đến mình. Mèo Kinkalow thích thể hiện tình cảm và gắn kết với chủ nhân của mình. Chúng thường rất thích được vuốt ve và âu yếm, vậy nên sen hãy dành thời gian để chơi cùng các boss nhé!

Thức ăn

Loài mèo này có đôi chân ngắn, bạn cần chú ý đến việc duy trì trọng lượng cơ thể để tránh tình trạng thừa cân. Béo phì có thể tạo ra căng thẳng quá mức cho cột sống, chân và các cơ quan của mèo Kinkalow.

Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi, mèo Kinkalow cần được cung cấp sữa bột dành riêng cho mèo con. Tránh cho mèo ăn các loại thức ăn của người như xúc xích hay thịt cá, vì hệ tiêu hóa của chúng vẫn chưa đủ phát triển. Khi mèo Kinkalow đạt từ 2 đến 4 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn thịt, cám và hạt khô. 

mèo Kinkalow

Mèo trưởng thành thì rất dễ. Chúng không kén chọn. Bạn có thể cho các cục cưng của mình ăn các loại pate, hạt, thịt đỏ, một chút cỏ cho mèo. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng để boss của mình bị khát mà bạn nên thay nước thường xuyên.

Đồ dùng và dụng cụ cần thiết

Trước khi đón các boss về nhà, bạn hãy mua sắm đầy đủ các đồ dùng cần thiết trước. Những loại đồ này không khó mua, chủ nuôi chỉ cần đến những cửa hàng thú cưng và sắm ngay các món: lồng, bát ăn, balo vận chuyển, đồ chơi, dụng cụ cắt móng và chải lông,… Đặc biệt, sen đừng quên thùng vệ sinh và cát khô nhé.

Huấn luyện

Mèo Kinkalow thông minh và tò mò, vì vậy hãy tạo ra các trò chơi và thử thách để kích thích trí tuệ của chúng. Bạn có thể sử dụng các hộp gỗ, giấy hoặc nhựa để xếp trên sàn rồi dạy chúng nhảy qua. Khi dạy một lệnh đơn giản, chủ nuôi cũng nên trữ sẵn thức ăn hoặc súp thưởng cho các bé.

Vệ sinh

Tần suất chải lông cho mèo Kinkalow phụ thuộc vào độ dài của bộ lông. Dù có lông ngắn hay dài, bạn nên chải lông chúng ít nhất mỗi tuần để loại bỏ lông chết, giúp phân phối dầu tự nhiên trên lông. Mèo Kinkalow không cần tắm quá thường xuyên, chỉ khi cần thiết hoặc khi lông của chúng bị dơ bẩn. 

mèo Kinkalow

Chủ nuôi có thể mua các loại thức ăn cứng và kẹo gặm giúp làm sạch răng tự nhiên. Bạn cũng nên thường xuyên cắt móng, làm sạch tai để boss nhà mình “thơm tho” hơn. Đặc biệt, hãy chú ý thùng cát của chúng và đừng để nó quá bẩn.

Sinh sản

Thai nhi trong tử cung của mèo cái sẽ phát triển trong khoảng thời gian từ 60 đến 70 ngày. Trong giai đoạn này mèo sẽ có các dấu hiệu như ăn nhiều, tăng cân, bụng to, lười biếng. Sau đó, Kinkalow sẽ tìm kiếm nơi an toàn và thoải mái để sinh. Sau khi sinh, mèo cái Kinkalow sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng con non. Con non thường được cho bú sữa mẹ và được mèo mẹ bảo vệ trong ổ.

Chăm sóc thú y

  • Hãy duy trì lịch tiêm phòng định kỳ cho mèo Kinkalow của bạn để bảo vệ chúng khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi đón các bé về, bạn hãy tiêm đủ các mũi phòng dại.
  • Kinkalow có thể dễ bị ảnh hưởng đến các vấn đề về khớp và cột sống. Vậy nên nếu thấy bé đau hoặc khó di chuyển, hãy đưa bé đến bác sĩ.
  • Chúng ít bị các vấn đề về tim hay thận. Kinkalow cũng có các dấu hiệu sinh sản giống hệt mèo thường nên bạn có thể dễ dàng quan sát.

Xem thêm Mách bạn cách nuôi mèo vân hoa California

Câu hỏi thường gặp

1. Giá một chú mèo Kinkalow là bao nhiêu?

Giá một chú mèo Kinkalow thường dao động từ khoảng 40 đến hơn 50 triệu đồng tùy theo chỗ bán và nguồn gốc. Đây được coi là mức giá không hề rẻ khi bạn muốn sở hữu một bé cưng. Tuy nhiên, những người yêu mèo còn sẵn sàng bỏ ra nhiều hơn để rước về một em Kinkalow quý hiếm.

2. Mèo Kinkalow sinh bao nhiêu con mỗi lứa, tuổi thọ là bao nhiêu?

Mèo Kinkalow thường có tuổi sinh sản khá muộn, thường vào khoảng từ 1 tuổi rưỡi đến hơn 2 tuổi. Các boss đẻ từ 1 đến 3 mèo con mỗi lứa, chúng có thể đẻ từ 3 đến 4 lứa trong suốt vòng đời sinh sản của mình.

Rate this post

Kết luận: Như vậy ở trên là Cách nuôi mèo Kinkalow đúng kỹ thuật cho người mới. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Vuongquocdongvat.com

Có thể bạn quan tâm

Back to top button